Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Kiến thức chung về dầu thủy lực

Kiến thức chung về dầu thủy lực

April 10, 2011 Leave a comment
Về cơ bản thì dầu nhớt được sản xuất bao gồm 2 thành phần đó là dầu gốc và các chất phụ gia.

1.Dầu gốc để sản xuất ra dầu nhớt

Bao gồm dầu gốc khoáng và dầu gốc tổng hợp.
Dầu gốc khoáng là dầu được chưng cất từ dầu mỏ (hay còn gọi là dầu thô) sau khi đã tách ra các thành phần không mong muốn được đem trộn lẫn với các chất phụ gia để tạo thành dầu nhớt.
Dầu gốc tổng hợp là sản phẩm của quá trình chế biến hóa học nhằm mục đích tạo ra sản phẩm cuối cùng có thành phần đồng đều tạo điều kiện cho các chất phụ gia phân tán đều đặn trong dầu, có khả năng chịu được các điều kiện làm việc khắc nghiệt hơn nhiều so với dầu gốc khoáng rất nhiều lần như : bền với các tác nhân ôxihóa (do đó cho tuổi thọ dầu cao hơn), khoảng nhiệt độ làm việc rộng hơn, chỉ số độ nhớt vượt trội (cho phép độ nhớt ít biến đổi ngay cả khi nhiệt độ làm việc thay đổi mạnh, vì vậy đảm bảo được quá trình bôi trơn), ít tiêu hao hơn ….
Dầu gốc tổng hợp được chia ra làm nhiều loại, bao gồm : Các Hydrocacbon tổng hợp, các este hữu cơ, Polyalfaolefin, PolyGlycol…
2.Các chất phụ gia:
Các chất phụ gia trong dầu bao gồm:
+/Phụ gia tăng chỉ số độ nhớt
+/Phụ gia dùng để ức chế quá trình ôxy hóa
+/Phụ gia tẩy rửa
+/Phụ gia phân tán
+/Phụ gia ức chế ăn mòn
+/Phụ gia ức chế mài mòn
+/Chất ức chế rỉ…
Mỗi một hãng sản xuất dầu nhờn sẽ có một công thức pha trộn với tỷ lệ khác nhau. Nhưng về cơ bản thì việc trộn lẫn các sản phẩm dầu có cùng thành phần dầu gốc hoàn toàn ko gây hại đến máy móc. Tuy nhiên việc pha trộn các sản phẩm dầu gốc tổng hợp với dầu gốc khoáng thì lại không như vậy. Mỗi một loại dầu gốc tổng hợp lại có khả năng tương thích với dầu gốc khoáng ở mức độ nhất định, thậm chí có loại hoàn toàn không tương thích.
Việc trộn lẫn các sản phẩm khác gốc dầu có thể làm xấu đi chất lượng dầu, gây nguy hại đến máy móc.
STT- Ký hiệu -Đặc tính chung của chất lỏng
1 -HH- Dầu khoáng tinh chế không có phụ gia
2 -HL- Dầu khoáng tinh chất chứa phụ gia chống gỉ vê chống oxi hóa
3 -HM- Kiểu HL có cải thiện tính chống mòn
4 -HR- Kiểu HL có cải thiện chỉ số độ nhớt
5 -HV- Kiểu HM có cải thiệu chỉ số độ nhớt
6 -HG- Kiểu HM có chống kẹt, chống chuyển động trượt chảy
7 -HS- Chất lỏng tổng hợp không só tính chất chống cháy đặc biệt
8 -HFAE- Nhũ tương dầu trong nước chống cháy, có 20% KL các chất có thể cháy được
9 -HFAS- Dung dịch chống cháy của hóa chất pha trong nước có tối thiểu 80% kl nước
10 -HFB- Nhũ tương chống cháy của nước trong dầu có tối đa 25% kl các chất có thể cháy được
11 -HFC- Dung dịch chống cháy của polyme trong nước, có tối thiểu 35% nước
12 -HFDR- Chất lỏng tổng hợp chống cháy trên cơ sở este của axit phosphoric.
13 -HFDS- Chất lỏng tổng hợp chống cháy trên cơ sở clo-hydrocacon
14 -HFDT- Chất lỏng tổng hợp chống cháy trên sơ sở hỗn hợp HFDR vê HFDS

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét